TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂ Y ĐÔ T A Y DO UNIVERSIT Y

KHOA XÃ HỘI - NHÂN VĂN & TRUYỀN THÔNG

Faculty of Social sciences - Humanities & Communications

hthau@tdu.edu.vn

Chuẩn đầu ra ngành Văn học

Tên chương trình

:

Cử nhân Văn học

Trình độ đào tạo

:

Đại học

Ngành đào tạo

:

Văn học

Mã ngành

:

7229030

Loại hình đào tạo

:

Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo

:

3,5 năm

  1. CHUẨN ĐẦU RA

PLO

Mô tả

    1. Kiến thức

PLO1

Vận dụng kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, thể chất và ngoại ngữ vào môi trường nghề nghiệp.

PLO2

Trình bày, diễn giải được các dòng văn học Việt Nam và thế giới theo tiến trình lịch sử – xã hội.

PLO3

Áp dụng lý thuyết và phương pháp phân tích văn bản văn học trong nghiên cứu, phê bình, sáng tạo hoặc giáo dục.

PLO4

Phân tích, đối chiếu đặc trưng thể loại văn học ở nhiều bối cảnh khác nhau.

PLO5

Sử dụng kiến thức liên ngành (văn hóa, truyền thông, xã hội học, tâm lý học) trong phân tích hiện tượng văn học – văn hóa.

    1. Kỹ năng

PLO6

Vận dụng kỹ năng soạn thảo văn bản, nghiệp vụ thư kí văn phóng, biên tập, báo chí, truyền thông, tổ chức sự kiện… vào môi trường làm việc thực tiễn.

PLO7

Thực hiện hiệu quả các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, và viết học thuật.

PLO8

Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương (IELTS 4.0, TOEFL ITP 450, TOEIC 450); tin học tương đương trình độ Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Nâng cao.

    1. Mức tự chủ và trách nhiệm

PLO9

Hành xử nghề nghiệp có đạo đức, có trách nhiệm công dân và hiểu biết về di sản văn hóa dân tộc.

PLO10

 

Tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ, quy định và đạo đức nghề nghiệp.

 

PLO11

Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp hiệu quả trong nhóm; thể hiện tư duy sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong quá trình vận dụng kiến thức chuyên môn. Có năng lực tự chủ trong học tập và nghề nghiệp, cũng như khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường công tác trong bối cảnh thay đổi liên tục của xã hội hiện đại.

    1. Định hướng nghề nghiệp, vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

        * Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Văn học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, truyền thông và hành chính – xã hội. Cụ thể như sau:

-  Giảng dạy và nghiên cứu văn học: Làm giảng viên, giáo viên môn Ngữ văn tại các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học; Tham gia nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu về văn học, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – thế giới.

- Sáng tác và hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp: Trở thành nhà văn, nhà thơ; Tham gia hoạt động phê bình văn học, lý luận văn học hoặc cố vấn nội dung nghệ thuật trong các dự án văn hóa.

 - Văn thư – hành chính – văn phòng: Làm chuyên viên hành chính, văn thư, quản lý hồ sơ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ

- Báo chí, truyền thông và truyền hình: Làm phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, người dẫn chương trình tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình và các nền tảng truyền thông số.

-  Xuất bản, dịch thuật: Làm biên tập viên, hiệu đính viên tại các nhà xuất bản, công ty phát hành sách, tạp chí; Làm phiên dịch viên, biên dịch viên văn học – văn hóa trong các tổ chức giáo dục, văn hóa, và doanh nghiệp quốc tế.

-  Lưu trữ, thư viện: Làm việc tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, thư viện trường học, thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành với vai trò cán bộ thư viện, cán bộ thông tin – tư liệu.

    1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Văn học có thể tiếp tục học tập và nâng cao trình độ ở bậc sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) trong các lĩnh vực phù hợp và ngành gần như: Văn học Việt Nam, Lý luận và phê bình văn học, Ngôn ngữ học, Phương pháp giảng dạy ngữ văn, Văn hóa học, Việt Nam học, cùng các chuyên ngành liên ngành khác có liên quan.

Copyright © 2025

Bản quyền thuộc về Trường Đại học Tây Đô - Được phát triển & thiết kế bởi Ban Quản trị Thông tin & Truyền thông